Quantcast
Channel: Văn phòng đại diện Khánh Hòa – Báo Diễn đàn doanh nghiệp điện tử
Viewing all articles
Browse latest Browse all 2

Dần hình thành cơ chế hợp tác… ba bên

$
0
0

Lần đầu tiên, lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa và Sở LĐTBXH tỉnh phối hợp với Văn phòng đại diện VCCI tại Khánh Hòa mở hội thảo bàn biện pháp tăng cường quan hệ trách nhiệm… 3 bên, nhằm thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong DN.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cán bộ công đoàn (CĐ) (dự án BSPS) do Chính phủ Đan Mạch tài trợ, trước thềm năm 2009. Dự kiến năm 2009, tỉnh sẽ hình thành quy chế phối hợp hành động giữa đại diện NLĐ và đại diện chủ sử dụng LĐ cùng cơ quan quản lý nhà nước về LĐ trên địa bàn.

Hợp tác vận động

Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 4.100 DN vừa và nhỏ, thu hút khoảng 120.000 lao động (LĐ), nhưng mới chỉ có 239 DN thành lập được tổ chức CĐ và kết nạp được hơn 52.000 đoàn viên. Phần lớn CĐCS trong các DN gặp rất nhiều khó khăn do đội ngũ cán bộ không ổn định, không có thời gian để tổ chức sinh hoạt định kỳ và đa số người sử dụng lao động (NSDLĐ) chưa đồng tình ủng hộ hoặc không lắng nghe “tiếng nói” của tổ chức CĐ.

Đó là nguyên nhân tạo nên khoảng cách ngày càng xa giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ); nhiều mâu thuẫn phát sinh không được giải quyết kịp thời, rốt ráo… Hệ lụy tất yếu dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện, lãn công, đình công… mà đa phần là tự phát, trái luật. Từ năm 2006 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 10 vụ lãn công và tranh chấp lao động tập thể, trong đó có 9 vụ xảy ra tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài, cá biệt có 1 vụ công nhân đập phá tài sản của DN.

Ông Nguyễn Việt Dân – Chủ tịch LĐLĐ Khánh Hoà cho biết: “Tranh chấp kéo dài không chỉ gây tổn hại về vật chất, tinh thần của cả hai bên, mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư tại địa phương. Quá trình vận động thành lập tổ chức CĐ trong DN rất gian nan nhưng hễ xảy ra tranh chấp, cả NSDLĐ và NLĐ đều tìm đến “cầu nối” CĐ”.

Trong thực tế, từ lâu LĐLĐ và Sở LĐTBXH tỉnh đã thiết lập được mối “quan hệ hai bên” khá bền chặt thông qua việc thực hiện chương trình ký kết liên tịch nhằm tăng cường phối hợp hành động.

Tuy nhiên, ông Lê Được – GĐ Cty TNHH Sodex Toseco nhận xét: “Quả là không công bằng khi hội đồng hoà giải không có đại điện NSDLĐ. Rất mừng là 2 năm gần đây, kể từ khi VCCI thành lập văn phòng đại diện tại Khánh Hoà, LĐLĐ và Sở LĐTBXH tỉnh đã hợp tác với VCCI tổ chức triển khai nhiều hoạt động như hội thảo, toạ đàm, tập huấn… mở rộng tuyên truyền vận động NLĐ và cả NSDLĐ tham gia tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đại diện cho các bên”.

Thế chân kiềng

Ông Trần Xủn – đại diện VCCI tại Khánh Hoà khẳng định: “Trong quá trình thương thảo giải quyết tranh chấp, sự xuất hiện của VCCI đem đến sự tự tin cho phía NSDLĐ; không khí làm việc nhờ vậy cởi mở, thân thiện hơn và kết quả vận động cụ thể, thiết thực hơn. Ba bên hợp tác tạo nên thế chân kiềng vững chắc trong quá trình chăm lo xây dựng quan hệ lao động”.

Tăng cường đối thoại là bài học sát sườn của Khánh Hoà, ông Phạm Xuân Danh – Chủ tịch CĐ các KCN – KKT Khánh Hoà cho biết: “Năm 2008, chúng tôi đã ngăn được 4 cuộc đình công, việc tranh chấp được giải quyết ngay sau khi đối thoại. Ấn tượng nhất là cuộc đối thoại giữa hơn 1.200 CN với GĐ Cty TNHH Komegar.X (Hàn Quốc), hầu hết yêu sách của NLĐ đã được đáp ứng ngay tại chỗ”.

Từ thực tiễn phong trào cơ sở, ông Vương Vĩnh Hiệp – GĐ Cty TNHH Long Shin (Đài Loan) cho hay: “Trong mọi hoàn cảnh, NSDLĐ luôn hiểu rằng không có CN thì nhà máy ngừng hoạt động. Hoà khí trong DN phụ thuộc rất nhiều ở khả năng chủ động và tinh thần hợp tác tích cực của Chủ tịch CĐCS”.

Lãnh đạo Cty Long Shin đã dựa vào tổ chức CĐ để phát động phong trào thi đua LĐSX; ngược lại, CĐCS rất biết cách tận dụng sự đồng tình ủng hộ của Ban GĐ để có thêm quỹ thời gian và kinh phí hoạt động. Nhờ vậy, Long Shin mới “ăn nên, làm ra” và CĐCS ở đây nhiều năm liền dẫn đầu khối thi đua”.

Với tư cách vừa là đại diện NSDLĐ, vừa là đại diện NLĐ, ông Vũ Minh Phú – Phó TGĐ thứ nhất kiêm Chủ tịch CĐCS Cty TNHH Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin (HVS) phân tích: “Chủ tịch CĐCS phải giỏi ngoại ngữ và nắm vững các quy định của pháp luật, đồng thời thường xuyên cập nhật thông tin thì mới giải thích cặn kẽ, thấu đáo mọi thắc mắc của NLĐ với ban lãnh đạo phía nước ngoài; đồng thời tham mưu và thuyết phục người lãnh đạo cao nhất chấp thuận giải quyết nhanh các kiến nghị, đề nghị có liên quan đến quyền lợi của CN”.

Xây dựng cơ chế 3 bên là đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn, nhằm thực hiện tốt Chỉ thị 22/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong DN.

Từ kinh nghiệm của Khánh Hoà và các “điểm nóng” về lãn công, đình công trong cả nước, đã đến lúc lãnh đạo Tổng LĐLĐVN, Bộ LĐTBXH và VCCI cùng thống nhất ban hành nghị quyết liên tịch, phân công trách nhiệm cụ thể của 3 bên gắn với chương trình hành động của một tổ công tác “phản ứng nhanh” khi xảy ra tranh chấp.

Theo http://www.laodong.com.vn/



The post Dần hình thành cơ chế hợp tác… ba bên appeared first on Báo Diễn đàn doanh nghiệp điện tử.


Viewing all articles
Browse latest Browse all 2

Trending Articles